Quy cách đóng gói hàng hóa đối với từng loại sẽ khác nhau. Chẳng hạn hàng điện tử có giá trị cao: máy tính xách tay, tivi, máy ảnh, điện thoại di động,… cần bọc kỹ bằng vật liệu chống va đập: giấy bọt khí, mút mềm, xốp,… Tiếp đến, dùng băng keo cố định thật chặt và sử dụng thùng carton từ 3 đến 5 lớp để bọc phía ngoài. Dù theo quy cách đóng gói hàng hóa nào, bạn cũng cần tuân thủ yêu cầu về thùng giấy, bao bì khi thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, tránh bị hư hỏng, trầy xước.
1. Đóng gói đồ điện tử, công nghệ
Đồ điện tử, công nghệ bao gồm điện thoại, đồng hồ, máy tính xách tay, máy tính bàn, máy tính bảng, tivi, tai nghe, đài…
Cách đóng gói đồ điện tử, công nghệ như sau:
- Bước 1: Lấy vật liệu chống va đập (nilon bong bóng khí hoặc mút mềm, mút xốp) bọc sản phẩm:
- Trường hợp có hộp của nhà sản xuất: Chỉ cần lấy nilon bong bóng khí quấn quanh hộp sản phẩm 2 lớp.
- Trường hợp không có hộp của nhà sản xuất: Lấy vật liệu chống va đập bọc quanh sản phẩm và cố định chặt các góc bằng băng dính.
- Bước 2: Cho sản phẩm vừa bọc vào thùng carton có thể tích phù hợp. Đồng thời, lấy giấy báo dày hoặc xốp, vật liệu chống va đập chèn 6 mặt tiếp xúc giữa sản phẩm và thùng carton để sản phẩm không bị xê dịch, trầy xước, hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Khi đóng gói hàng điện tử, công nghệ cần lấy vật liệu chống va đập bọc quanh sản phẩm và dùng thùng carton có thể tích phù hợp
2. Đóng gói mặt hàng thủy tinh, dễ vỡ
Những mặt hàng thủy tinh, dễ vỡ là các sản phẩm làm bằng thủy tinh, pha lê, nhựa mỏng, gốm, sành, sứ, thạch cao, đất nung, sản phẩm có chứa chất lỏng bên trong… Ví dụ bát, chén, đĩa, tượng, bóng đèn, tượng…
Khi đóng gói các mặt hàng này, bạn cần làm theo 3 bước sau:
- Bước 1: Lấy nilon bong bóng khí có kích thước tối thiểu là 2 inch (5.08cm) bọc kín toàn bộ sản phẩm, kể cả những ngóc ngách nhỏ nhất khoảng 2 – 3 lớp. Nếu sản phẩm có hộp nhỏ bên ngoài, cần phải dùng lớp xốp bọc quanh hộp.
- Bước 2: Lấy các vật liệu chống va đập (tấm bọt khí, mút, xốp, hạt xốp…) chèn kín 6 mặt trong của thùng carton khi để các mặt hàng dễ vỡ vào. Lưu ý: Các mặt hàng dễ vỡ phải được đặt cách nhau và cách các mặt, các góc cạnh (khoảng 2 inch) để các sản phẩm không va chạm vào nhau do tác động bên ngoài thùng.
- Bước 3: Sau khi gói hàng xong, dán cảnh cáo hàng dễ vỡ ở bên ngoài hộp để thông báo cho người vận chuyển.
Sử dụng nilon bong bóng khí bọc quanh hàng dễ vỡ với kích thước tối thiểu là 2 inch
3. Đóng gói mỹ phẩm
Mỹ phẩm ở đây bao gồm son môi, phấn nền, kem lót, sữa rửa mặt, nước hoa hồng, kem dưỡng da, kem chống nắng, lotion, tinh chất, kem chống lão hóa, kem chống nẻ…
Đối với hàng mỹ phẩm, bạn cần làm theo bước sau:
- Bước 1: Dùng băng dính cố định nắp sản phẩm để chất lỏng bên trong không bị chảy ra ngoài dù có bị dốc ngược lên.
- Bước 2: Quấn 2 lớp nilon bong bóng khí bên ngoài sản phẩm.
- Bước 3: Cho sản phẩm vào hộp và chèn vật liệu chống va đập, chống thấm nước (mút, xốp, tấm bọt khí, hạt nở…) ở bên ngoài để khi vận chuyển sản phẩm không bị xê dịch.
Cách đóng gói hàng mỹ phẩm đúng chuẩn
4. Đóng gói sách vở, văn phòng phẩm
Các mặt hàng thuộc nhóm này bao gồm sách, vở, sổ, bút, thước kẻ, bản đồ, tranh vẽ, báo, tạp chí, tài liệu…
Đối với nhóm sách vở, văn phòng phẩm, tùy từng mặt hàng cụ thể, sẽ có cách đóng gói khác nhau:
- Sản phẩm dạng quyển (sách, vở, sổ, báo, tạp chí, tài liệu…): Lấy nilon bọc bên ngoài để sản phẩm không bị xước. Sau đó, cho sản phẩm vào thùng carton có kích thước phù hợp.
- Sản phẩm dạng mảnh (bản đồ, tranh vẽ…): Cuộn tròn sản phẩm và cho vào ống bìa carton cứng hay ống nhựa, rồi bịt kín 2 đầu. Hoặc bạn cũng có thể cho vào cặp tài liệu và dùng thùng carton cứng có thể tích, hình dáng phù hợp để đóng gói.
Với sách vở, chỉ cần dùng 1 lớp nilon bọc ngoài để tránh bị xước trước khi cho vào thùng carton đóng gói
5. Đóng gói mặt hàng thời trang quần áo, giày dép, phụ kiện
Nhóm này gồm có áo sơ mi, áo phông, quần jean, quần áo mặc nhà, đồ ngủ, giày da, giày thể thao, giày búp bê, dép lê, dép quai hậu, túi xách…
Tùy vào việc sản phẩm có hộp của nhà sản xuất hay không mà cách gói hàng có phần khác nhau. Cụ thể như sau:
- Trường hợp sản phẩm có hộp của nhà sản xuất: Cho hộp vào túi nilon thường rồi dùng băng dính gói kín lại.
- Trường hợp sản phẩm không có hộp từ nhà sản xuất: Lấy nilon bong bóng khí bọc sản phẩm rồi cho vào túi nilon. Sau đó, lấy băng dính dán kín lại.
Lưu ý:
- Đối với quần áo: Gấp gọn trước khi đóng gói.
- Đối với phụ kiện thời trang: Sử dụng thêm hộp carton ở bên ngoài để bao bọc sản phẩm.
Nếu quần áo, giày dép, phụ kiện không có hộp, bạn nên dùng nilon bong bóng khí bọc sản phẩm
6. Đóng gói mặt hàng gia dụng và một số máy móc khác
Một số mặt hàng thuộc nhóm này là nồi cơm điện, quạt điện, điều hòa, máy lọc nước, bình nóng lạnh, tủ lạnh, quạt sấy, máy in…
Đối với các mặt hàng gia dụng và một số máy móc khác, bạn cần sử dụng thùng carton 3 lớp để đóng gói giúp đảm bảo an toàn khi vận chuyển. Đồng thời, khi gói hàng phải chèn xốp có độ dày tối thiểu 5cm chèn khắp 6 mặt. Cuối cùng, dùng băng dính dán kín các mối nối, nếp gấp.
Lớp nilon bên ngoài bao bọc quanh thùng carton nhằm tránh để nước làm ướt sản phẩm bên trong
Lưu ý: Túi gói hàng niêm phong Nhựa HVT có khả năng chống nước tuyệt đối, chống ẩm mốc cũng như chịu lực tốt nên thích hợp để bọc ngoài thùng carton. Việc này giúp cho quá trình đóng hàng nhanh gọn, đơn giản, thuận tiện hơn. Riêng đồ điện tử có thể lót thêm bóng khí bên ngoài trước khi đóng túi niêm phong để giảm xóc.
Sử dụng túi niêm phong HVT để giảm thời gian đóng gói xuống mức thấp nhất, chỉ khoảng 5s/gói hàng
7. Lưu ý thông tin quan trọng cần có trên mỗi gói hàng
Sau khi đóng gói hàng hóa, bạn cần có giấy ghi các thông tin dính trên gói hàng. Những tấm giấy này có thể gọi là bill hàng, dùng để xác định các thông tin, giúp kết nối người vận chuyển với chủ shop và người nhận.
Một số thông tin không thể thiếu trên bill hàng là:
- Thông tin người nhận: Tên người nhận, số điện thoại và địa chỉ
- Thông tin người gửi: Tên người gửi, số điện thoại và địa chỉ
- Mã vận đơn của đơn hàng
- Sản phẩm
- Khối lượng hàng
- Thời gian giao nhận (nếu có)
- Thông tin thu tiền.
- Ghi chú hàng không vận chuyển được bằng đường hàng không: Nếu trong gói hàng có ít nhất 1 món đồ không vận chuyển được bằng đường hàng không, bạn cần có bill note lại thông tin này.
Giấy đính kèm trên gói hàng phải có đầy đủ thông tin người gửi, người nhận, mã vận đơn…
Để tiện lợi, bạn có thể sử dụng hóa đơn in nhiệt tự dính lên túi hàng. Hóa đơn này đã được in đầy đủ các thông tin trên. Hoặc mua máy in để tiện cho việc in đơn hàng. Các sản phẩm đi kèm phổ biến để làm các loại giấy này là:
- Máy in
Giấy in nhiệt tự dính đã loại bỏ đi những phụ kiện rườm rà như băng dính, kéo… trong quá trình dán bill
Sau khi đã in đầy đủ thông tin lên giấy, bạn có thể dán nó lên bề mặt gói hàng, tránh đường nối, chỗ đóng hộp, phần đầu băng dính.
Quy cách đóng gói hàng hóa tại mỗi đơn vị vận chuyển, chủ shop kinh doanh là khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, sự khác biệt này không quá lớn. Bạn chỉ cần làm đúng quy cách đã có thể tiết kiệm thời gian hay bị các đơn vị phận chuyển từ chối, phải gói hàng lại.
Nhờ vậy, tỷ lệ đơn hàng đóng gói mỗi ngày năng suất hơn chỉ với 5s/sản phẩm, giúp các shop tiết kiệm được thời gian để nghỉ ngơi. Trường hợp gói hàng có vấn đề, bị trả hàng, hỏng hóc, bạn cũng sẽ dễ dàng giải quyết với các đơn vị vận chuyển!