Packaging là gì? Cách đóng gói hàng hóa hiệu quả

December 30, 2021
Vận Tải Bốc Xếp

Packaging hay được gọi là đóng gói hàng hóa là hình thức bảo quản hàng hóa trước khi thực hiện vận chuyển. Điều kiện bắt buộc trước khi đóng gói hàng hóa là người đó phải nắm được đặc tính, điều kiện tự nhiên của loại hàng hóa đó, điều này sẽ quyết định đến chất lượng hàng hóa và mức độ an toàn trong quá trình vận chuyển.

Thuật ngữ package hay được gọi là bao bì hàng hóa là sản phẩm dùng để đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bảo toàn tối đa giá trị sử dụng của hàng hóa.

1.Chức năng khi đóng gói hàng hóa

Đóng gói hàng hóa không chỉ bảo về được bên ngoài mà còn lưu ý đến chất lượng bên trong của hàng hóa, một số chức năng của nó được liệt kê dưới đây: học về xuất nhập khẩu online

Đảm bảo về điều kiện tự nhiên bên trong của hàng hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa một cách dễ dàng và hợp lý.

Các thông tin trên bao bì sản phẩm giúp quảng cáo, hướng dẫn cách sử dụng,… tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm.

2.Phân loại các loại bao bì hàng hóa

Có 4 cách phân loại sau:

Theo công dụng bao bì:

  • Bao bì trong (gồm bao bì kiểu treo, bao bì kiểu mang xách, bao bì dễ mở, bao bì phun , bao bì đồng bộ, bao bì tặng phẩm);
  • Bao bì ngoài.

Theo số lần sử dụng bao bì

  • Bao bì sử dụng một lần;
  • Bao bì sử dụng nhiều lần.

Theo tính chịu nén của bao bì

  • Bao bì cứng;
  • Bao bì nửa cứng; khóa học xuất nhập khẩu số 1 việt nam
  • Bao bì mềm.

Theo nguyên vật liệu chế tạo:

  • Bao bì gỗ;
  • Bao bì kim loại;
  • Bao bì hàng dệt;
  • Bao bì giấy;
  • Bao bì thủy tinh;
  • Carton
  • Bao bì bằng các loại vật liệu nhân tạo, tổng hợp;
  • Bao bì bằng tre nứa.

3.Điều kiện về bao bì khi đóng gói hàng hóa

Để xem xét loại bao bì đó có phù hợp với loại hàng hóa để đóng gói hay không, bạn cần căn cứ:

+ Loại hình vận chuyển: Tùy theo phương thức vận chuyển là tàu, máy bay, xe tải, hàng rời, hàng container…lựa chọn bao bì và cách đóng gói phải phù hợp.

+ Có kích thước phù hợp để dễ dàng trong việc lưu kho bãi, trên pallet hoặc trong container.

+ Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai để chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển đường biển, đường hàng không cũng như đường bộ.

+ Phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các khu vực khác nhau.

+ Đảm bảo tính năng bảo vệ sản phẩm của bao bì để không làm sản phẩm bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng.

+ Thể hiện rõ những yêu cầu cần lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận chuyển, bốc xếp …. trên bao bì.

4.Cách đóng gói hàng hóa

Theo từng loại hàng hóa, cách đóng gói hàng hóa tương ứng:

Đối với hàng điện tử

Hàng điện tử nguyên như máy tính, điện thoại,… thì cần dùng đệm mút, xốp, bọt mềm, dùng tấm lót đặc biệt như polyetylen (PE), polyuretan (PU), và polypropylen (PP). Việc dùng  các vật dụng trên tránh trường hợp hàng dễ vỡ, hạn chế va chạm trực tiếp với những hàng hóa khác và  thuận lới trong quá trình phân phối. Những bọt này được thiết kế đặc biệt và được sản xuất trước phù hợp với các kích thước và trọng lượng của sản phẩm

Đối với hàng dễ vỡ

Người ta thường dùng tấm bọt khí có tính đàn hồi chống va đập để cuộn kín sản phẩm khi đóng gói những hàng hóa dễ vỡ. Họ dùng giấy chuyên dùng cho đóng gói giúp sản phẩm không bị hư hỏng do va chạm vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung do lực truyền vào từ ngoài thùng. Ngoài ra, dùng lượng tấm bọt vừa đủ hàng hóa không bị di chuyển trong thùng khi lắc thùng.

Đối với chai lọ chứa chất lỏng

Đối với những chai lọ chứa chất lỏng, điều bắt buộc là phải được bịt kín, không thể trào ngược hoặc chạy ra ngoài dù bị dốc ngược. Khi sử dụng bao bì phải đảm bảo chúng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoảng trống để không cho xê dịch sản phẩm. Có thể sử dụng vác vật liệu chèn như: tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở như một hàng dễ vỡ.

Đối với các vật phẩm cuộn tròn

Tranh vẽ, bản đồ… được cuộn tròn và cho vào ống nước bằng nhựa hoặc bọc bởi giấy có độ dai rồi cho vào hộp giấy.

Đối với thực phẩm

Bao bì để đóng gói thực phẩm có thể bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm. Thường thì hàng hóa được đóng gói bằng 2 loại: Bao bì kín hoặcBao bì hở (dùng cho các loại rau quả hoặc hàng hóa tươi sống, thực phẩm không bảo quản lâu hoặc cần dùng ngay)

Để đảm bảo hàng hóa khi vận chuyển không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, khi đóng gói hàng hóa, người thực hiện cần căn cứ theo tính chất hàng hóa để mang lại hiệu quả cao nhất.

Related Posts

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form